Bí kíp du lịch châu Âu: 10 bẫy du lịch phổ biến do người bản địa chia sẻ

Saladin
·

Châu Âu là thiên đường du lịch với cảnh sắc và văn hoá đa dạng, nhưng không phải là một nơi an toàn tuyệt đối cho du khách. Trên thực tế, chính người châu Âu cũng cảnh báo những bẫy du lịch rất phổ biến ở đây. Cùng Saladin bỏ túi bí kíp du lịch châu Âu an toàn nếu bạn đang có ý định đi châu Âu và hiểu rõ hơn về gói bảo hiểm du lịch quốc tế nào tốt nếu chẳng may mắc bẫy lừa đảo mất tài sản cá nhân, giấy tờ quan trọng.

I. Bí kíp du lịch châu Âu: 10 bẫy lừa đảo du khách do chính người châu Âu cảnh báo

Tại Ý

1. “Ở Ý, khi ăn ở những nhà hàng sang trọng, hãy xem kỹ khẩu phần ăn khi gọi cá hoặc hải sản.”

Theo chia sẻ, các nhà hàng có chiêu lừa đảo khách du lịch bằng cách ghi giá trên thực đơn theo 100gram chứ không phải theo đĩa. Kết quả là, khi ra món thực tế sẽ ít hơn những gì bạn tưởng tượng rất nhiều. Vậy thì, một bí kíp du lịch an toàn khi ở châu Âu là hãy luôn hỏi kỹ lại về khẩu phần của một phần ăn khi vào bất kỳ nhà hàng nào.

2. “Cũng ở Ý, nếu có một người đàn ông ăn mặc bảnh bao hỏi đường, khoe rằng anh ta làm việc cho một thương hiệu hàng xa xỉ thì hãy cẩn thận. Đó có thể là kẻ lừa đảo.”

Chiêu trò lừa đảo cụ thể của tội phạm là tặng bạn một chiếc đồng hồ, áo khoác hoặc túi xách hàng hiệu, sau đó giả vờ sắp hết xăng và xin tiền. Hiển nhiên, số tiền xin bạn sẽ nhiều gấp mấy lần giá trị của những món hàng nhái kia.

3. “Ở Rome, một số tên trộm có thể đóng giả cảnh sát, tiếp cận khách du lịch và yêu cầu được xem ví của bạn để nhận dạng tội phạm.”

Bọn tội phạm giả danh cảnh sát nói rằng luật ở Rome là như vậy và các du khách nhẹ dạ có thể mắc bẫy, đưa tiền hoặc thông tin tài khoản, thông tin cá nhân cho bọn chúng.

Một bí kíp du lịch an toàn khi đối phó với những tình huống như thế này là hãy bình tĩnh, và nói với họ rằng bạn chỉ đồng ý đến làm việc tại cơ quan công quyền như đồn công an, xin mã số của họ hoặc nhờ một người dân làm chứng. Thông thường, bọn tội phạm sẽ bỏ đi khi có nhiều người dân vây quanh.

Tại Pháp

4. “Ở Paris, đừng đến bất kỳ nhà hàng nào gần những điểm thu hút khách du lịch lớn như tháp Eiffel, bảo tàng Louvre, nhà thờ Đức Bà, v.v.”

Bạn có thể sẽ ăn đồ đông lạnh với giá cao ngất ngưởng. Bạn cũng không nên bỏ 25 Euro ra để chờ đợi lên đỉnh tháp Eiffel, vì bạn có thể có được view tương tự miễn phí từ mái nhà của cửa hàng bách hóa Printemps Haussmann.

View ngắm tháp Eiffel và toàn cảnh Paris từ PRINTEMPS HAUSSMANN Rooftop (Ảnh: TimeOut Paris, SortiraParis)

5. “Ở Paris, sẽ có một vài bạn trẻ giả vờ rằng họ bị câm hoặc điếc đến xin chữ ký và tiền của bạn để quyên góp cho một tổ chức từ thiện nào đó.”

Việc xin chữ ký để đánh lạc hướng và khiến bạn tin tưởng, còn số tiền tất nhiên sẽ được dùng vào những việc bất hợp pháp.

Ngoài ra, Paris cũng là thành phố du lịch có những bẫy lừa móc túi, trộm cắp đa dạng ở châu Âu mà Saladin đã chia sẻ ở bài viết trước.

Đọc lại: Kinh nghiệm du lịch nước ngoài an toàn: 9 bẫy lừa đảo trộm cắp, móc túi ở châu Âu

Tại Tây Ban Nha, Hy Lạp, Iceland, Budapest

6. “Ở Budapest, không bao giờ gọi taxi ngoài đường.”

Thậm chí cả người dân địa phương cũng đã gặp rất nhiều tình huống khó chịu, lừa đảo và mờ ám khi gọi taxi ngẫu nhiên trên phố. Thay vào đó, hãy sử dụng ứng dụng đặt chuyến đi như Bolt.

7. “Khi đến Iceland, đừng đến Blue Lagoon, trừ khi bạn dư tiền.”

Giá để nghỉ dưỡng tại khu nghỉ dưỡng nước nóng ở Iceland này quá đắt đỏ (40–60 euro cho một lần tham quan), nhất là đối với một quốc gia tự hào có rất nhiều suối nước nóng tự nhiên như Iceland. Không chỉ phí vào cửa mà mọi thứ ở đó đều đắt đỏ, từ dịch vụ mát-xa đến bánh mì nướng bơ có giá tận 20 euro.

8. “Ở Tây Ban Nha, hãy cẩn thận với những người vẫy xe trên đường cao tốc.”

Những người này có thể là những tên cướp giả dạng người gặp nạn và nhờ bạn giúp khi bị xẹp lốp hoặc trục trặc máy móc. Nhưng khi bạn xuống xe giúp đỡ, một kẻ đồng phạm sẽ tẩu thoát với tất cả tài sản trong chiếc xe đang mở khóa của bạn.

9. “Ở Athens, toàn bộ khu chợ Monastiraki gần Acropolis tràn ngập các cửa hàng tồi tàn, bán những món quà lưu niệm chất lượng kém và đắt đỏ.”

Chưa kể, có rất nhiều kẻ móc túi ở quảng trường và những con đường hẹp xung quanh khu chợ Monastiraki. Vậy nên, một kinh nghiệm du lịch nước ngoài an toàn gửi đến bạn là nếu bạn đơn giản chỉ muốn tham quan thì hãy đến đây với tay không, hạn chế mang theo vật dụng quan trọng, đắt tiền. Và không nên mua quà lưu niệm ở đây.

10. “Khi đi tàu điện ngầm ở một số thành phố châu Âu, bạn có thể bị cướp giật nếu ngồi gần cửa ra vào.”

Thủ đoạn của tội phạm là canh đúng lúc cửa mở, giật ví của bạn và nhanh chóng nhảy xuống ngay khi cửa đang đóng lại. Theo kinh nghiệm du lịch nước ngoài an toàn, bạn nên ngồi phía trong tàu, tránh xa cửa lên xuống và luôn giữ chặt tài sản của mình.

Bạn nên tham khảo thêm những trò lừa đảo phổ biến tại tàu điện ngầm ở châu Âu cùng những bí kíp du lịch an toàn khác.

II. Kinh nghiệm du lịch nước ngoài an toàn: Giảm thiểu rủi ro lừa đảo với bảo hiểm du lịch quốc tế

Khi đến một đất nước có văn hóa hoàn toàn khác biệt như ở châu Âu, nguy cơ bị lừa đảo, mất mát tài sản, tiền bạc, thậm chí là giấy tờ là khó tránh khỏi. Mất tiền, đồ đạc hay giấy tờ ở nước ngoài thực sự là một rắc rối lớn cho người đi du lịch.

Một bí kíp du lịch châu Âu để chuyến đi an toàn hơn và giảm bớt rủi ro tài chính là chọn mua bảo hiểm du lịch quốc tế có các quyền lợi bồi thường nếu chẳng may gặp sự cố lừa đảo, mất cắp. Cụ thể:

  • Chi phí thiệt hại về hành lý, tư trang do bị tai nạn, cướp giật hay do vận chuyển nhầm. 
  • Chi phí xin cấp lại hộ chiếu, visa, vé máy bay đã bị mất, đồng thời cho ứng trước một khoản chi phí đi lại và ăn ở phát sinh trong lúc làm lại các giấy tờ bị mất đó. 
  • Hỗ trợ liên hệ với đại sứ quán để cấp lại giấy tờ bị mất cũng như các dịch vụ pháp lý để giải quyết thiệt hại do bị lừa đảo.

Ngoài ra, bảo hiểm du lịch châu Âu cũng cần các quyền lợi bồi thường cho chi phí nhập viện, vận chuyển y tế, thiệt hại do sự cố tai nạn, hủy/ hoãn chuyến bay… Tham khảo các gói bảo hiểm du lịch quốc tế uy tín và chọn mua trên Saladin để được tự thiết kế các quyền lợi phù hợp với nhu cầu.

III. Bảo hiểm du lịch quốc tế nào tốt khi đi châu Âu?

Bí kíp chọn mua bảo hiểm du lịch quốc tế nào tốt đi châu Âu là hãy chọn nhà cung cấp uy tín, số tiền bảo hiểm cao và quyền lợi đa dạng. Hai gói bảo hiểm du lịch châu Âu bạn nên tham khảo trên Saladin dưới đây:

1. Bảo hiểm du lịch châu Âu Liberty (Mỹ)

Chỉ với mức phí khoảng 01 USD/ngày, bạn có thể được bảo vệ với mức tối đa lên tới 3 tỷ VND tùy theo từng gói. Ngoài các quyền lợi cơ bản còn có quyền lợi mở rộng đa dạng như:

  • Chi phí ăn ở bổ sung cho một người thân hoặc bạn bè nếu NĐBH nằm viện ở nước ngoài.
  • Gián đoạn hoặc trì hoãn chuyến đi, lỡ nối chuyến, rút ngắn chuyến đi.
  • Chuyến đi gián đoạn do đại lý du lịch bị đóng cửa, bị không tặc hay dịch vụ khách sạn bị hủy bỏ.
  • Chi phí mua hàng khẩn cấp khi bị mất cắp, thất lạc vĩnh viễn hay do hành lý đến chậm.
  • Trợ giúp chuyến đi 24/24 giờ.
  • Bảo hiểm cho mức miễn thường của phương tiện đi thuê.

Xem thêm: Liberty TravelCare | Thông tin sản phẩm

2. Bảo hiểm du lịch châu Âu MSIG (Nhật Bản)

Phí mua bảo hiểm du lịch châu Âu MSIG chỉ từ 99.000 VNĐ với mức chi trả lên đến 3 tỷ đồng. Khách hàng mua bảo hiểm MSIG trên Saladin còn được hỗ trợ du lịch toàn cầu 24/7 và đáp ứng yêu cầu xin Visa. Ngoài ra, bảo hiểm du lịch quốc tế MSIG có nhiều gói linh hoạt theo nhu cầu người mua:

  • Gói Easy 1: Hỗ trợ chi phí y tế lên tới 1,6 tỷ VNĐ; chi phí tai nạn lên tới 1,8 tỷ VNĐ; Bồi hoàn trễ chuyến bay lên tới 12 triệu VNĐ và Bồi hoàn mất mát tài sản lên tới 24 triệu VNĐ
  • Gói Easy 2: Hỗ trợ chi phí y lên tới 2,1 tỷ VNĐ; Hỗ trợ chi phí tai nạn lên tới 2,4 tỷ VNĐ; Bồi hoàn trễ chuyến bay lên tới 18 triệu VNĐ và Bồi hoàn mất mát tài sản lên tới 34 triệu VNĐ.
  • Gói Easy 3: Hỗ trợ chi phí y lên tới 2,7 tỷ VNĐ; Hỗ trợ chi phí tai nạn lên tới 3 tỷ VNĐ; Bồi hoàn trễ chuyến bay lên tới 22 triệu VNĐ; Bồi hoàn mất mát tài sản lên tới 48 triệu VNĐ. Đặc biệt, gói này còn mang đến nhiều ưu đãi cho khách chơi golf.
  • Gói Easy Visa: Hỗ trợ chi phí y lên tới 1,2 tỷ VNĐ và Hỗ trợ chi phí tai nạn lên tới 1,2 tỷ VNĐ. Đây là gói với mức phí thấp, đáp ứng nhu cầu xin Visa cho khách hàng.

Xem thêm: MSIG TravelEasy | Thông tin sản phẩm

Cẩm nang du lịch

Bí kíp du lịch an toàn  Bốn mùa   Mùa xuân   Mùa hè   Mùa thu   Mùa đông

Châu Á   Châu Âu   Châu Mỹ   Châu Phi   Châu Úc

Bầu du lịch   Du học   Du lịch tự túc   Người cao tuổi du lịch   Trẻ nhỏ du lịch

Biển   Road trip   Trekking & leo núi    Visa

Tổng kết

Có thể thấy, chi phí bảo hiểm du lịch châu Âu không đáng kể so với khoản tiền bạn bỏ ra khi gặp lừa đảo trong chuyến đi, nhưng lại có thể mang đến an toàn cho bản thân bạn. Vì thế, để lịch trình chuyến du lịch châu Âu diễn ra suôn sẻ, trọn vẹn, đừng quên mua cho bản thân và gia đình các gói bảo hiểm du lịch quốc tế châu Âu có quyền lợi phù hợp. Đây là một bí kíp du lịch châu Âu mà bất kỳ ai cũng sẽ khuyên bạn nên làm.

Nếu chưa biết nên mua bảo hiểm du lịch quốc tế nào tốt, hãy đến với nền tảng bảo hiểm đa giải pháp Saladin để được tư vấn và hướng dẫn thật chi tiết nhé.


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan