Bí kíp du lịch an toàn: Ngộ độc thức ăn và cách xử lý khi thưởng thức món ăn sống

Saladin
·

Thực phẩm tươi sống luôn dồi dào dưỡng chất, và đậm vị tươi ngon mà những món ăn đã qua chế biến không thể nào so bì được. Tuy nhiên, những món ăn sống cũng luôn ẩn chứa nhiều rủi ro. Hãy ghi nhớ những bí kíp du lịch an toàn khi thưởng thức các món ăn sống, cũng như cách phòng tránh và xử lý nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi trải nghiệm món sống trong bài viết dưới đây nhé.

I. Bí kíp du lịch an toàn khi thưởng thức món ăn sống

1. Nguy cơ ngộ độc thực phẩm – Dấu hiệu của ngộ độc thức ăn là gì?

Khi ăn thực phẩm sống, rủi ro lớn nhất mà bạn có thể gặp phải là mắc bệnh do thực phẩm gây ra, như là ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng đường ruột.

Điều này có thể do món ăn sống thường bị nhiễm vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc độc tố. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh do thực phẩm là buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau quặn bụng, sốt, nhức đầu,… Những triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng 24 giờ. Chúng có thể kéo dài đến 7 ngày hoặc lâu hơn trong một số trường hợp, tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh (tác nhân truyền nhiễm hoặc vi trùng).

Nói chung, nấu thức ăn đúng cách sẽ tiêu diệt vi trùng có hại do mầm bệnh vẫn còn tồn đọng trong thực phẩm sống hoặc tái. Vì vậy, bạn cần suy nghĩ thật kỹ trước khi ăn thực phẩm sống.

2. Cá nhân có nguy cơ cao

Một bí kíp du lịch an toàn là hãy để ý tới những nhóm người dễ bị bệnh từ món ăn sống hơn. Ngoài ra, nếu nhóm người này bị bệnh, ảnh hưởng của bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn. Những nhóm này bao gồm:

  • Người cao tuổi: Khi bạn già đi, hệ thống miễn dịch của bạn có thể không phản ứng nhanh chóng và hiệu quả với các sinh vật truyền nhiễm như trước đây.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ, chưa thể chống lại các vi khuẩn gây hại.
  • Người mắc bệnh mãn tính: Khi mắc bệnh mãn tính, chẳng hạn như tiểu đường hoặc AIDS, hoặc đang hóa trị / xạ trị cho bệnh ung thư, các bệnh này sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch của bạn.
  • Người mang thai: Mang thai làm thay đổi hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn khó chống lại các bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến bạn và em bé đang phát triển trong bụng.

Theo đó, những người có nguy cơ cao nên tránh tiêu thụ thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín. Nếu bạn không chắc mình có nguy cơ mắc bệnh hay không, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thử thực phẩm sống.

3. Tách biệt món ăn sống và chín khi dùng

Thịt bò, thịt gia cầm, hải sản và trứng sống có thể mang mầm bệnh. Những thực phẩm này nên để riêng với các loại thực phẩm đã chín khác hoặc với rau sống. Một bí kíp du lịch an toàn khi thưởng thức món ăn sống và cũng là biện pháp phòng ngừa ô nhiễm chéo: bạn nên dùng hẳn muỗng, đũa, nĩa, dĩa, ly,… khác giữa các món sống và nấu chín.

Ví dụ: Bạn nên dùng đũa riêng khi gắp đồ ăn chín cho con của bạn, tuyệt đối không dùng lại đôi đũa đã gắp đồ ăn sống.

4. Một số món ăn sống ít nguy hiểm hơn những món ăn khác

Một kinh nghiệm du lịch nước ngoài an toàn khác khi thưởng thức món ăn sống là nhận diện những loại thực phẩm an toàn hơn khi ăn sống so với những loại thực phẩm khác. Cá sống an toàn hơn là vì cá thường được đông lạnh ngay sau khi đánh bắt – một phương pháp giết chết một số mầm bệnh có hại.

Mặt khác, thịt gà nguy hiểm hơn khi ăn sống. So với các loại thịt khác, thịt gà có xu hướng chứa nhiều vi khuẩn có hại hơn như Salmonella. Thịt gà cũng có cấu trúc xốp hơn, cho phép mầm bệnh xâm nhập sâu vào thịt. Do đó, ngay cả việc làm khô bề mặt của thịt gà sống cũng không thể tiêu diệt hết mầm bệnh.

Ngoài ra, khi thưởng thức thịt sống, bạn nên một miếng thịt nguyên miếng, chẳng hạn như bít tết. Nguyên nhân là do thịt bò xay sẵn có thể chứa thịt từ nhiều loại bò khác nhau, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm. Mặt khác, bít tết chỉ đến từ một con bò. Thêm vào đó, diện tích bề mặt bị nhiễm bẩn nhỏ hơn nhiều.

Cách thức tương tự cũng áp dụng cho các loại thịt khác, chẳng hạn như cá, thịt gà và thịt lợn. Nhìn chung, ăn bất kỳ loại thịt xay sống nào cũng rủi ro hơn nhiều so với ăn bít tết sống hoặc cả miếng thịt.

5. Chỉ ăn thức ăn mà bạn có thể nhìn thấy được chuẩn bị bằng tay với quy trình vệ sinh kỹ càng

Để đảm bảo an toàn tối đa, bạn nên hạn chế ăn những món sống đã được chế biến sẵn, và chỉ ăn những món được chế biến trước mặt bạn. Với những món hải sản tươi sống, bạn còn được chọn con mà mình muốn ăn và sẽ được sơ chế ngay tại bàn. Khi du lịch nước ngoài ở Hàn Quốc hoặc du lịch trong nước như Phú Quốc, Phan Thiết, có nhiều tour theo tàu ngư dân đi đánh bắt cá, câu mực,… mà bạn sẽ được chủ tàu đãi ăn hải sản tươi sống ngay khi vừa mới câu lên tại thuyền.

Tuy nhiên, với những món ăn không thể thực hiện trước mặt thực khách, như các món bò, heo, gà,… thì bạn nên tham khảo quy trình vệ sinh thực phẩm của nhà hàng kỹ càng trước khi ăn. Ví dụ, bạn nên thấy đầu bếp chọn miếng thịt bò như thế nào trước khi chế biến và mang ra cho thực khách. Quy trình này cũng thường thấy tại những quán ăn cao cấp tại Nhật Bản.

III. Bí kíp du lịch an toàn: Cách xử lý nếu bị ngộ độc thức ăn

1. Biểu hiện ngộ độc thức ăn

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thay đổi tùy theo nguồn ô nhiễm, nhưng nhìn chung vẫn bao gồm những triệu chứng cơ bản sau:

  • Tiêu chảy, có thể có máu
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Nôn mửa
  • Mất nước
  • Sốt nhẹ (đôi khi)

2. Triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ

Kể cả khi bạn không ngộ độc, nhưng nhẹ thì cơ thể bạn vẫn có thể bị mất nước. Các triệu chứng nhẹ khi ngộ độc thức ăn mà bạn có thể nhận thấy:

  • Cảm thấy lâng lâng hoặc yếu ớt, nhất là khi bạn đứng lên
  • Mệt mỏi
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Đi tiểu ít hơn
  • Khát

Mức độ nặng nhẹ của triệu chứng tùy thuộc vào loại thực phẩm, mức độ tiếp xúc, tuổi tác và sức khỏe của bạn.

3. Cách xử lý điều trị khi bị ngộ độc thức ăn

Điều trị ngộ độc thực phẩm thường phụ thuộc vào nguồn gốc của bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Đối với hầu hết mọi người, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần điều trị trong vòng vài ngày, mặc dù một số loại ngộ độc thực phẩm có thể kéo dài hơn.

Điều trị ngộ độc thực phẩm có thể bao gồm:

Bù nước, bù khoáng

Chất lỏng và chất điện giải, gồm các khoáng chất như natri, kali và canxi giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi bị ngộ độc, bạn sẽ bị mất nước, mất khoáng do tiêu chảy kéo dài cần phải được bù.

Một số trẻ em và người lớn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa kéo dài có thể cần nhập viện để được truyền muối và chất lỏng qua tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch) nhằm ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng mất nước.

Uống thuốc kháng sinh

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn hoặc khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn cần được điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch trong thời gian nhập viện. Bắt đầu điều trị càng sớm thì càng tốt. Khi mang thai, điều trị bằng kháng sinh kịp thời có thể giúp ngăn nhiễm trùng ảnh hưởng đến em bé.

Bạn nên lưu ý rằng thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích cho ngộ độc thực phẩm do vi rút gây ra. Thuốc kháng sinh thực sự có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trong một số loại ngộ độc thực phẩm do vi rút. Chính vì thế, bạn cần đi khám ở bệnh viện trước khi quyết định nên mua thuốc kháng sinh hay không.

Những lưu ý khác về vệ sinh cá nhân

Không đánh răng trong vòng ít nhất 1 giờ sau khi nôn. Axit dạ dày bị tống ra ngoài khi nôn có thể làm hỏng men răng và đánh răng ngay sau khi nôn có thể làm mòn men răng hơn nữa. Thay vào đó, hãy súc miệng bằng hỗn hợp nước và baking soda.

Tắm vòi sen giúp làm sạch cơ thể bạn khỏi những vi khuẩn gây hại. Bạn cũng nên đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi nhiều. Nghỉ ngơi đầy đủ có thể giúp bạn cảm thấy khỏe hơn nhanh hơn.

IV. Bí kíp du lịch an toàn: Bảo hiểm du lịch toàn cầu sẽ giúp bạn như thế nào khi ngộ độc thực phẩm ở nước ngoài?

Trong trường hợp bị ngộ độc do món ăn sống trong chuyến đi du lịch nước ngoài, chi phí thuốc men và y tế sẽ khá đắt đỏ. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn yên tâm về chi phí nếu bạn đã có bảo hiểm du lịch toàn cầu.

Bảo hiểm du lịch toàn cầu sẽ chi trả phí tổn trong trường hợp bị bệnh, gặp chấn thương bất ngờ, hoặc các sự cố ngoài ý muốn xảy đến trong hành trình, bao gồm:

  • Chi phí y tế
  • Chuyến đi bị gián đoạn do chấn thương hoặc bệnh tật nghiêm trọng
  • Thay đổi lịch trình chuyến đi
  • Hồi hương y tế trở lại Việt Nam

Nếu bạn đi cùng người lớn tuổi, trẻ nhỏ, bảo hiểm du lịch toàn cầu còn quan trọng hơn nữa. Vì vậy, đừng chủ quan mà hãy luôn chuẩn bị thật kỹ trước mọi chuyến đi nhé!

Cẩm nang du lịch

Bí kíp du lịch an toàn  Bốn mùa   Mùa xuân   Mùa hè   Mùa thu   Mùa đông

Châu Á   Châu Âu   Châu Mỹ   Châu Phi   Châu Úc

Bầu du lịch   Du học   Du lịch tự túc   Người cao tuổi du lịch   Trẻ nhỏ du lịch

Tổng kết

Yên tâm khám phá các món ăn sống làm từ thực phẩm tươi ngon lành, đầy dưỡng chất bằng cách chuẩn bị đầy đủ bí kíp du lịch an toàn khi ăn thử các món lạ và đừng quên mua bảo hiểm du lịch cho mỗi chuyến đi bạn nhé. Bảo hiểm du lịch toàn cầu được mua qua nền tảng bảo hiểm một chạm Saladin sẽ đồng hành cùng bạn trong chuyến du lịch nước ngoài khám phá đặc sản tràn đầy trải nghiệm đáng nhớ sắp tới đấy!

Đọc thêm các bài viết trước cùng chủ đề:

Kinh nghiệm du lịch nước ngoài an toàn: 7 món ăn nguy hiểm cần lưu ý khi du lịch châu Á


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan