Bảo hiểm cháy nổ nhà: Cần lưu ý gì để phòng tránh cháy nổ mùa cận Tết?
Mùa Tết là mùa cao điểm cháy nổ do nhiều nguyên nhân: mua sắm nhiều đồ đạc về nhà, phong tục đốt vàng mã, nấu nướng nhiều hơn và trùng vào mùa hanh khô dễ cháy. Do đó, để chuẩn bị đón Tết vui vẻ an toàn, bạn cần chú ý đến những nguy cơ cháy nổ nhà ở, làm gì khi xảy ra cháy nổ và mua ngay bảo hiểm cháy nổ nhà.
I. Cần lưu ý gì để phòng tránh cháy nổ mùa cận Tết?
1. Phòng tránh cháy nổ với nhà ở nói chung
- Bình chữa cháy mini: Mỗi gia đình cần trang bị sẵn bình chữa cháy mini ở vị trí dễ lấy để dập lửa nhanh ngay khi xảy ra cháy nổ. Bạn và gia đình cần học cách sử dụng bình chữa cháy để đề phòng bất kỳ trường hợp nào xảy ra đều có thể được xử lý kịp thời.
- Rà soát lại các thiết bị điện, phát hiện sớm những thiết bị hư và chập mạch để sửa chữa gấp. Không sử dụng dây điện, ổ cắm điện quá cũ, bị hở đầu nối vì có thể gây ra tia lửa điện hoặc phát sinh nhiệt gây cháy. Cần kiểm tra sức tải của ổ cắm điện, phích cắm điện phòng trường hợp quá tải điện cũng có thể gây ra cháy nổ, nhất là khi Tết đến, cả nhà cùng tụ hội lại.
- Cẩn thận với các vật liệu dễ cháy: Sắp xếp đồ đạc trong phòng ngăn nắp, gọn gàng, không trữ quá nhiều các vật liệu dễ cháy như gỗ, giấy, vải vóc… Những vật liệu này hạn chế không để gần nguồn nhiệt hay cất giữ trên hành lang, lối đi, cửa thoát hiểm, trong phòng ngủ.
- Lối thoát hiểm: Nhà luôn phải có lối thoát hiểm và cần chắc chắn mọi người trong nhà đều biết nơi để chìa khóa.
- Sử dụng cầu dao tự động thay vì cầu dao điện thông thường. Lý do là, cầu dao điện thông thường không có khả năng tự động ngắt dòng điện hoặc hệ thống điện khi xảy ra sự cố.
2. Phòng tránh cháy nổ với nhà ở đất
- Tránh xa các loại pháo: Không trữ, chế biến hay đốt các loại thuốc pháo, pháo; không trữ nhiều gas, xăng, dầu hoặc các chất dẫn lửa trong nhà
- Cẩn thận trong việc sử dụng bếp ga để nấu nướng, đặc biệt là bếp ga mini.
- Cẩn trọng khi đốt vàng mã, tốt nhất nên chọn khoảng sân rộng và thoáng để đốt tiền vàng mã.
- Với những nhà có mong muốn tự nấu bánh chưng, bánh tét tại nhà, hãy chú ý khi nhóm củi lửa và tuyệt đối không nhóm gần nhà chính, gần vật liệu dễ cháy và không cho con nít chơi giỡn xung quanh.
3. Phòng tránh cháy nổ với nhà chung cư
- Bạn cần chắc chắn biết nơi để bình cứu hỏa ở đâu, ví dụ hành lang, hốc tường…
- Tuyệt đối không đốt vàng mã trong căn hộ. Hãy đốt vàng mã ở đúng nơi quy định của chung cư. Ngoài ra, bạn có thể thay thế lư hương bằng đèn, nhang bằng điện,…
- Nhờ chuyên viên kỹ thuật của chung cư kiểm tra hệ thống báo cháy thường xuyên, hoặc khi bạn nghi ngờ chuông báo cháy không hoạt động tốt (Ví dụ: bạn chiên xào nhiều khói và không bật quạt hút khói nhưng cảm ứng báo cháy vẫn không báo cho bộ phận quản lý).
- Kiến trúc và thiết kế lối thoát hiểm của mỗi chung cư là khác nhau, do đó ngay từ khi chuyển tới sinh sống, bạn nên tìm hiểu kỹ hướng dẫn thoát hiểm.
- Tham gia và khuyến khích các thành viên trong gia đình tham gia diễn tập PCCC do tòa nhà tổ chức. Điều này sẽ giúp bạn có tâm lý bình tĩnh hơn khi đám cháy xảy ra vì đã có kinh nghiệm.
II. Phải làm gì khi xảy ra cháy nổ?
1. Đối với cháy nổ ở nhà đất
- Khi đám cháy mới phát và chưa lan rộng, hãy dùng ngay bình chữa cháy.
- Trường hợp bình chữa cháy không có tác dụng và lửa bắt đầu lan đến mức mất kiểm soát, trước tiên là bạn phải rời khỏi nhà ngay lập tức. Không nên chần chừ vì bất cứ lý do gì, hãy thoát ra nhanh chóng sau đó mới gọi cứu hỏa trợ giúp.
- Với đồ vật có giá trị: Hạn chế ở lâu trong nhà để lấy đồ đạc và tuyệt đối khi đã thoát ra ngoài không quay lại lấy. Đối với các món đồ quý giá, bạn có thể nhờ đội cứu hỏa nhưng nhớ chỉ tìm lại những món thật sự cần thiết như giấy tờ.
- Để thoát ra ngoài khi có khói, hãy dùng chăn mền hoặc khăn dày nhúng nước, sau đó trùm lên người và chạy nhanh ra ngoài.
- Khói và hơi độc có thể gây tử vong nhanh hơn cả lửa. Vì vậy để tránh bị ngạt do khói và khí độc, bạn nên thoát ra trong tư thế cúi thấp hoặc bò sát mặt đất. Nên đeo mặt nạ chống khói, nếu không có thì lấy khăn nhúng ướt để che kín miệng và mũi để lọc không khí.
- Nếu tóc và trang phục bị bén lửa, hãy nhớ 3 bước: dừng lại, nằm xuống đất và lăn tròn qua lại.
- Một khi thoát ra ngoài, hãy đóng cửa nhà ngay. Khi làm vậy, bạn sẽ phần nào khiến đám cháy lan ra chậm hơn.
- Nếu đang ở tầng lầu, nếu có thể hãy chui ra ngoài cửa sổ, đứng tránh lửa ở ban công, trên sân thượng hoặc mái vòm để lực lượng cứu hỏa dễ tiếp cận.
- Cần thống nhất trước điểm tập trung an toàn sau khi thoát ra bên ngoài để có thể nhanh chóng xác định nếu còn có người mắc kẹt trong đám cháy.
2. Đối với nhà chung cư
- Hãy nhanh chóng thoát ra ngoài bằng lối thoát hiểm gần nhất. Cách chống khói độc như bên trên.
- Tuyệt đối không dùng thang máy vì có thể bị kẹt trong thang do cúp điện.
- Đừng nhảy vào hồ bơi vì có thể nước hồ đã bị lửa nấu sôi.
- Dùng thang dây hoặc dây thừng nếu có để thoát hiểm bằng đường ban công. Nếu không, hãy cố gắng gây chú ý với lực lượng cứu hỏa bằng cách vẫy tay, la hét… Tuyệt đối không nên nhảy từ tầng quá cao xuống đất mà không có chỉ dẫn của lực lượng cứu hộ.
3. Check-list vật dụng phòng trường hợp xảy ra cháy nhà
Hãy luôn đảm bảo trong bất kỳ ngôi nhà nào bạn ở, kể cả nhà đi thuê, phòng trọ ngắn hạn có đầy đủ danh sách bên dưới đề phòng trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
- Một hộp lưu trữ chống cháy các giấy tờ tùy thân quan trọng và tiền mặt. Hãy tự đặt câu hỏi, trong trường hợp tất cả bị thiêu rụi do lỗi bất cẩn của mình hoặc nhà hàng xóm, đâu là những thứ bạn mong muốn có thể giữ lại và mang theo mình để chạy ra ngoài trong vòng 5 giây? Khi đã liệt kê được danh sách những vật tối quan trọng, hãy dành chỗ cho chúng trong một chiếc két sắt an toàn hoặc một chiếc hộp thiếc chống cháy.
- Với những giấy tờ quan trọng, luôn đảm bảo bạn có ít nhất 1 bản sao online, và một bản cứng dự phòng cất ở một nơi khác ngoài căn nhà đang ở.
- Các vật dụng phòng chống cháy cơ bản: bình xịt cứu hỏa, mặt nạ phòng độc, những tấm khăn hoặc chăn mỏng có thể trùm kín người.
- Số liên hệ khẩn cấp của cứu hộ, công an phường, ít nhất 3 người thân bạn có thể gọi đến ngay cả nửa đêm để nhờ giúp đỡ.
III. Mua bảo hiểm cháy nổ nhà giúp giảm thiểu thiệt hại như thế nào?
Cháy nổ thường xảy ra do sự bất cẩn hoặc những hư hỏng khách quan khó lường trước được.
Các sự cố liên quan đến cháy nổ nhà ở chắc chắn để lại những tổn thất nghiêm trọng. Bí kíp để giảm thiểu tổn thất về tài chính do cháy nổ xảy ra chính là bảo hiểm cháy nổ nhà và các gói bảo hiểm nhà ở nói chung.
Bảo hiểm cháy nhà sẽ bồi thường cho những thiệt hại về tài sản do cháy nổ nhà ở gây ra, cụ thể:
- Tài sản bị hư hại do các sự cố cháy, nổ ngoài ý muốn
- Cháy nổ nhà ở do bị sấm sét, động đất, giông bão, núi lửa phun trào, cháy rừng,…
- Trường hợp cháy nổ gây tổn thất do nguyên nhân gián tiếp như các tai nạn rơi máy bay, tông xe,…
Ngoài ra, một số chương trình bảo hiểm cháy nổ nhà từ các nhà cung cấp hàng đầu trên nền tảng Saladin cũng cam kết chi trả tiền ở khách sạn và chi phí ăn uống trong trường hợp người được bảo hiểm tạm thời không có chỗ ở.
Xem thêm:
Chủ nhà có bắt buộc phải mua bảo hiểm nhà ở không?
Cháy chung cư, nhà ở và vai trò của bảo hiểm cháy nổ nhà
Số tiền bồi thường của bảo hiểm cháy nhà được tính theo công thức như sau:
Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại – Mức khấu trừ
Trong trường hợp tài sản sau cơn hỏa họan vẫn còn giá trị – gọi là giá trị thu hồi thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường theo cách tính sau:
Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại – (Giá trị thu hồi + Mức khấu trừ)
Kết luận
Nắm rõ các kỹ năng xử lý khi có sự cố cháy nổ xảy ra chắc chắn sẽ giúp bạn và những người thân của mình yên tâm hơn trong mùa cận Tết này. Và để đảm an toàn về cả tài chính thì hãy nhanh chóng sở hữu bảo hiểm cháy nổ nhà ở để bảo vệ ngôi nhà thân yêu của mình. Các gói bảo hiểm cháy nổ nhà hàng đầu như Bảo hiểm nhà ở Liberty HomeCare đang được phân phối trên nền tảng bảo hiểm công nghệ Saladin. Hãy liên hệ để được hỗ trợ, tư vấn nhiệt tình 24/7 nhé.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với Saladin để được tư vấn và hỗ trợ tìm được các sản phẩm bảo hiểm phù hợp.
MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ
Hotline
1900 638 454
cs@saladin.vn
Website
saladin.vn