Một số biến chứng thai sản hay gặp trong quá trình mang thai và bảo hiểm thai sản phù hợp
Biến chứng thai sản là một trong những nguyên nhân gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai, về cả tài chính và tính mạng. Phòng ngừa biến chứng thai kỳ là điều quan trọng cần thực hiện sớm để có thời gian mang thai an toàn, khỏe mạnh cho mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về các biến chứng phổ biến cũng như cách đề phòng tốt nhất với bảo hiểm thai sản phù hợp.
I. 15 biến chứng thai sản phổ biến
1. Thai ngoài tử cung
Phôi thai hình thành bên ngoài tử cung ở các vị trí như cổ tử cung, vòi tử cung, ổ bụng, buồng trứng. Do đó, thai không được buồng tử cung bảo vệ, nếu không phát hiện kịp thời có khả năng khiến túi thai vỡ, máu chảy và ổ bụng nhanh và nhiều, nguy hiểm tính mạng mẹ bầu.
Các dấu hiệu của thai ngoài tử cung có thể là đau thắt vùng bụng dưới hoặc thắt lưng, ra máu, căng tức một bên bụng, đau vai/bụng/lưng dữ dội, chóng mặt, toát mồ hôi…
2. Sảy thai
Thai mất trong quá trình thai kỳ được gọi là sảy thai, tỷ lệ này chiếm 10 – 15%. Nguyên nhân dẫn đến sảy thai có thể do biến đổi hoặc các vấn đề về gen, hệ miễn dịch của mẹ yếu, tử cung có vấn đề, mẹ nhiễm bệnh lý nội khoa hoặc viêm nhiễm, đa nang buồng trứng, mẹ bầu sử dụng các chất kích thích…
Dấu hiệu rõ nhất của sảy thai và đau bụng dữ dội, chuột rút và chảy máu âm đạo. Người bị sảy thai cần được đưa tới bệnh viện ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng mang thai trong tương lai.
3. Tiền sản giật
Người bị tiền sản giật có 3 triệu chứng: tăng huyết áp, phù nhiều vị trí trên cơ thể, protein niệu và thường xảy ra từ tuần thứ 20 trở đi. Nhiều biến chứng nguy hiểm nếu mẹ bầu bị tiền sản giật như: phù/xuất huyết não, phù võng mạc, suy thận, mù mắt, chảy máu khu vực gan, phù phổi, suy tim, giảm tiểu cầu, tăng huyết áp…
Thậm chí, thai nhi cũng có khả năng gặp nguy hiểm nếu mẹ bị tiền sản giật như: chậm phát triển, thai lưu, sinh non…
4. Tắc mạch ối
Tắc mạch ối còn gọi là thuyên tắc ối, là một kiểu sốc phản vệ của mẹ bầu. Đây là hiện tượng mẹ bầu bị vỡ nước ối sau đó nước ối dịch vào tĩnh mạch tử cung, gây ra áp lực buồng tử cung cao. Thường gặp ở sản phụ lớn tuổi (quá tuổi 35), mang đa thai, sinh con nhiều lần, nhau thai bất thường…
Biến chứng này có thể gây ngưng thở ở mẹ bầu, cơ thể tím tái, chảy máu, tụt huyết áp, thậm chí ngưng tim.
5. Nhau tiền đạo
Thông thường, khi mang thai phần nhau sẽ bám vào thân hoặc đáy tử cung. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhau bám ở đoạn dưới tử cung, khi đó bánh nhau sẽ che kín cổ tử cung hoặc chỉ che một phần – chính là nhau tiền đạo.
Nhau tiền đạo gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho mẹ bầu và cả thai nhi, nhất là 3 tháng cuối và trong thời gian chuyển dạ, dễ sinh non.
6. Sinh non
Trẻ sinh non khi được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non càng ít tháng thì nguy cơ gặp nguy hiểm càng cao. Các trẻ này thường bị các bệnh thiếu máu, nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng, thính/thị lực giảm, xuất huyết não, vàng da, suy hô hấp, các bệnh võng mạc… hoặc thậm chí là tử vong.
7. Nhiễm trùng sau sinh
Tử cung, âm đạo, cổ tử cung bị nhiễm trùng dẫn đến nhiễm trùng hậu sản. Ví dụ như nhiễm trùng âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn; viêm niêm mạc tử cung, viêm tử cung, nhiễm trùng huyết, viêm tắc tĩnh mạch… Triệu chứng nhiễm khuẩn/nhiễm trùng hậu sản có thể là sốt, đau cơ, tiểu bị đau, ngực đau cứng, ớn lạnh, mệt mỏi, sản dịch có mùi…
8. Nhau cài răng lược
Nhau cài răng lược hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, tức là nhau không tách bóc khỏi thành tử cung sau khi sinh, xâm lấn nhiều vị trí xung quanh tử cung, dẫn đến nhiễm trùng hậu sản. 25% trường hợp mẹ bầu bị nhau cài răng lược có ở người sinh mổ bị nhau thai tiền đạo.
9. Nhau bong non
Một vấn đề khác về nhau chính là nhau bong non, tức là nhau bong sớm trước khi bé được sinh ra. Nhau bong non gây ra chảy máu, choáng, suy thận cấp, sinh non… thậm chí tử vong cho cả bé và mẹ. Triệu chứng phổ biến là: ra máu loãng vùng âm đạo, đau bụng dữ dội, tiền sản giật, choáng…
10. Uốn ván sau sinh
Trẻ sơ sinh sau khi sinh có thể bị uốn ván do độc tố xâm nhập qua vị trí cắt dây rốn. Uốn ván sơ sinh có thể gây ra tử vong ở trẻ, hoặc các biến chứng liên quan đến khả năng phát triển.
11. Vỡ tử cung
Thành tử cung xuất hiện vết rách cho đến khi vỡ hoàn toàn tử cung. Phần lớn thai nhi sẽ tử vong khi tử cung bị vỡ, tính mạng của mẹ cũng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Vỡ tử cung có thể xuất hiện khi mang thai nhưng phần lớn là ở chuyển dạ.
12. Băng huyết
Sản phụ bị mất máu khoảng 1 lít, giảm thể tích máu trong 24h sau sinh… gọi là băng huyết. Sản phụ bị tử vong do băng huyết chiếm đến 35% nguyên nhân. Biến chứng do băng huyết gây ra có thể suy thận, suy đa cơ quan, choáng, nhiễm trùng hậu sản, viêm tắc tĩnh mạch, thiếu máu, hoại tử…
13. Truyền máu song thai
Sản phụ mang song thai cùng trứng và chỉ có một bánh nhau chia sẻ 2 thai, điều này làm cho máu của một bên thai nhi sẽ truyền sang bên còn lại.
Hiện tượng này dẫn tới một bên thai sẽ bị teo dần, kém phát triển do thiếu ối và phải cho máu bên còn lại. Thai nhận máu/ối cũng bị ảnh hưởng xấu do lượng máu cung cấp quá nhiều, phát triển quá nhanh…
Sản phụ mắc hội chứng này dễ bị thiếu máu, cần được điều trị kịp thời để không bị lưu thai và nguy hiểm tính mạng.
14. Vỡ ối sớm
Đây là hiện tượng nước ối bị vỡ trước thời điểm chuyển dạ, làm mất nguồn nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi. Vỡ ối sớm buộc phải đưa bé ra ngoài nhanh, nguy cơ nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và ảnh hưởng tính mạng của bé. Nhiều trẻ sinh trong trường hợp vỡ ối sớm bị viêm phổi.
15. Dị tật bẩm sinh
Dị tật bẩm sinh có thể là: thoát vị rốn/màng tủy, thành bụng có khe hở, suy hô hấp, teo thực quản, thoát vị tim, tắc đường tiêu hóa, không có hậu môn, tắc ruột, lộ bàng quang, dị tật xương khớp… Ngoài sàng lọc trước khi sinh thì trẻ sau khi sinh cũng được sàng lọc 24 – 48h sau khi sinh và tùy tình hình để chỉ định can thiệp.
II. Nguyên nhân gây ra biến chứng thai sản
- Mẹ có tiền sử mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, bệnh thận, thiếu máu…
- Mẹ mắc một số bệnh nhiễm trùng như cúm, Rubella, HIV…
- Sản phụ mang thai ở độ tuổi quá trẻ hoặc quá già (dưới 18 hoặc trên 35 tuổi).
- Lối sống của mẹ không khoa học như mẹ hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, ma túy, chế độ ăn uống thiếu cân bằng…
- Mẹ mang thai hai hoặc nhiều thai cùng lúc có nguy cơ cao gặp các biến chứng như sinh non, tiền sản giật,…
- Một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình mang thai và sinh nở.
- Thai nhi phát triển quá to hoặc quá nhỏ so với tuổi thai cũng có thể dẫn đến biến chứng.
- Thai nhi nằm trong tử cung ở vị trí bất thường (ngôi ngang, ngôi mông…) có thể gây khó khăn khi sinh nở.
- Trong quá trình mang thai, mẹ tiếp xúc với các yếu tố độc hại trong môi trường như chì, thủy ngân… có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
- Mẹ bầu bị stress, lo âu, trầm cảm…
III. Đề phòng biến chứng thai sản như thế nào?
- Khám thai định kỳ, đúng hẹn, thực hiện các xét nghiệm đúng mốc thời gian của thai kỳ để phát hiện sớm biến chứng thai kỳ và can thiệp kịp thời.
- Thực hiện đầy đủ các loại kiểm tra theo chỉ định bác sĩ phụ sản, tầm soát dị tật thai nhi và các bất thường.
- Tiêm phòng đầy đủ trước và trong thời gian mang thai.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết như canxi, sắt, vitamin…
- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động và sinh hoạt hợp lý suốt thời gian mang thai.
- Chăm sóc sau sinh theo hướng dẫn chuyên môn từ bác sĩ để tránh các vấn đề hậu sản, đặc biệt là nhiễm trùng.
- Khi có dấu hiệu chuyển dạ, cần đến ngay bệnh viện để được theo dõi.
- Không tiếp xúc và sử dụng các chất kích thích, chất độc hại.
- Đến ngay cơ sở y tế uy tín khi có các dấu hiệu bất thường trong suốt quá trình mang thai.
- Khám sức khỏe tiền sinh sản, tầm soát gen ở cả cha và mẹ.
- Chuẩn bị bảo hiểm thai sản khi có kế hoạch mang thai để được thăm khám, nhận các quyền lợi cần thiết cũng như được giải quyết rủi ro trong suốt thời gian mang thai và sinh nở.
IV. Mua bảo hiểm thai sản có quyền lợi hỗ trợ biến chứng thai sản không?
Với các biến chứng thai kỳ đã liệt kê ở trên, bạn có thể thấy rằng thai phụ rất dễ gặp phải các biến chứng không mong muốn trong suốt giai đoạn thai kỳ và chúng có thể để lại các hậu quả nặng nề về tài chính, hoặc tệ hơn chính là tính mạng của cả mẹ và bé.
Khi đó, bảo hiểm thai sản là một loại bảo hiểm được thiết kế riêng để giúp mẹ bầu an tâm trong suốt quá trình mang thai, quan trọng vì với bảo hiểm thai sản và gói quyền lợi hỗ trợ biến chứng thai sản, sản phụ sẽ được:
- Chi trả các loại viện phí khi sinh con với bảo hiểm sinh đẻ;
- Nhận các quyền lợi hỗ trợ biến chứng thai sản;
- Chi trả các loại phí điều trị, kiểm tra, xét nghiệm biến chứng thai sản;
- Hỗ trợ sản phụ khi sinh con bị dị tật;
- Bảo hiểm cho tính mạng của mẹ bầu trong suốt quá trình sinh con và mang thai.
Lúc này, khi gặp biến chứng thai sản, mẹ bầu và gia đình không cần lắng lo về tài chính mà có thể an tâm tận hưởng dịch vụ y tế tốt nhất, tập trung điều trị và tĩnh dưỡng để đảm bảo mẹ tròn con vuông.
Mua bảo hiểm thai sản tại Saladin
Tại Saladin, bạn có thể mua bảo hiểm thai sản độc quyền “Bên Mẹ, Bên Bé” hợp tác giữa Saladin và Bảo hiểm Bảo Minh để được hưởng đầy đủ quyền lợi hỗ trợ biến chứng thai sản như theo dõi sức khỏe định kỳ với chi phí tối ưu, xử lý kịp thời các biến chứng thai kỳ, chăm sóc trong quá trình mang thai và sau khi sinh.
Khi mua bảo hiểm thai sản độc quyền “Bên Mẹ, Bên Bé” tại Saladin, mẹ bầu sẽ được nhận ngay các quyền lợi tối ưu như:
- Thời gian bảo hiểm thai sản chỉ có 270 ngày – được xem là khoảng thời gian chờ ngắn so với các sản phẩm bảo hiểm thai sản khác trên thị trường;
- Mức phí mua bảo hiểm thai sản như nhau ở các độ tuổi từ 18 đến 45;
- Mẹ bầu được hỗ trợ tại các cơ sở y tế toàn quốc.
Cẩm nang sức khỏe
Mẹo sống khỏe Hỏi đáp sức khỏe Tư vấn bảo hiểm
Khám chữa bệnh Nha khoa Sức khỏe cho bé Sức khỏe đàn ông Sức khỏe gia đình Sức khỏe mẹ bầu Sức khỏe phụ nữ Ung thư và bệnh hiểm nghèo
Tổng kết
Mang thai là hành trình thiêng liêng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng thai kỳ. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng các biến chứng thai sản và lựa chọn phương án bảo vệ phù hợp là vô cùng quan trọng cho cả mẹ và bé.
Trong đó, mua các loại bảo hiểm sinh đẻ với đầy đủ các quyền lợi hỗ trợ biến chứng thai sản tại Saladin là một biện pháp phòng ngừa lý tưởng không chỉ giúp chi trả chi phí điều trị khi có biến chứng thai kỳ mà còn mang lại sự an tâm tinh thần cho mẹ bầu, từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi một cách tốt nhất.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với Saladin để được tư vấn và hỗ trợ tìm được các sản phẩm bảo hiểm phù hợp.
MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ
Hotline
1900 638 454
cs@saladin.vn
Website
saladin.vn