Bảo hiểm tai nạn trẻ em: Cách phòng tránh các rủi ro tai nạn học đường thường gặp

Saladin
·

Tai nạn học đường ở Việt Nam có tỉ lệ tương đối cao và đa dạng nguyên nhân, phần lớn là do lỗi chủ quan của người lớn và các em, dẫn đến những hậu quả hết sức đau lòng. Để giảm thiểu tai nạn học đường thì cha mẹ cần nắm rõ các nguy cơ tai nạn, từ đó có cách giáo dục trẻ biết phòng tránh tai nạn và chủ động bảo vệ trẻ với những quyền lợi bảo hiểm tai nạn trẻ em. Cùng Saladin tìm hiểu dưới đây nhé.

I. Những rủi ro tai nạn học đường thường gặp

1. Ngộ độc thức ăn

Học sinh thường thích ăn vặt, quà bánh, uống các loại nước giải khát bán ngoài cổng trường. Các món này có thể được chế biến không đảm bảo vệ sinh khiến các em có thể gặp vấn đề về tiêu hoá, hay nặng hơn là bị ngộ độc thực phẩm.

Đối với các học sinh ở bán trú, nội trú, nếu căng tin, nhà bếp của trường cẩu thả trong khâu chế biến thức ăn cũng có thể gây ngộ độc cho học sinh.

Đọc thêm về vụ 600 học sinh ngộ độc sau bữa trưa tại trường quốc tế ở Khánh Hòa gần đây, 73 học sinh trường tiểu học Kim Giang ngộ độc khi đi dã ngoại để hiểu thêm về nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở trường học. Ngoài ra, còn có trường hợp học sinh ngộ độc do nuốt phải chất tẩy rửa, hóa chất trong phòng thí nghiệm,…

Tất cả những vụ tai nạn đáng tiếc kể trên đều là hồi chuông cảnh tỉnh cho bậc phụ huynh về những mối nguy “ngộ độc” luôn rình rập con em mình như thế nào.

2. Thương tích, xây xát trong trường học

  • Thương tích do bị vật sắc nhọn đâm vào người, ví dụ các loại dụng cụ học tập như compa, bút, kéo, cạnh bàn, góc ghế nhọn…
  • Do dụng cụ thể dục thể thao, bàn ghế mà học sinh sử dụng bị hỏng, không chắc chắn, dễ lật đổ.
  • Do tường, trần lớp học, mái ngói quá cũ và rơi, đổ xuống khi có học sinh trong lớp.
  • Thương tích do bạo lực học đường, học sinh đánh nhau hoặc bị bạn học đánh.

3. Chấn thương, thương tích do tai nạn té ngã

Học sinh thường hiếu động, ở trường lại có nhiều bạn chơi nên dễ gặp các tai nạn té ngã do:

  • Leo trèo, chạy nhảy, đùa giỡn trên bàn ghế
  • Rượt đuổi, xô đẩy nhau khi lên xuống cầu thang
  • Chạy nhảy, nô đùa ở gần cửa sổ, hành lang không có tay vịn hay lan can.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khách quan như:

  • Té ngã do sàn nhà vệ sinh trơn trượt
  • Vấp ngã do sân trường mấp mô, không bằng phẳng, lâu ngày bám nhiều rong rêu hoặc trơn trượt sau trời mưa…

4. Tai nạn điện trong trường học

Tai nạn điện ở trường học rất dễ xảy ra do bản tính học sinh nghịch ngợm có thể sờ tay vào ổ điện, thiếu hiểu biết nên cắm các thiết bị điện sai cách, hoặc các nguyên nhân khách quan như:

  • Thiết bị điện, dây điện bị hỏng nên rò rỉ điện ra ngoài.
  • Các dụng cụ điện dùng trong giảng dạy không an toàn.

Vụ tai nạn của một học sinh giẫm phải dây điện hở tử vong ở một ngôi trường tại Hà Nội cho thấy tai nạn điện có thể xảy ra theo những cách khó ngờ tới với các em học sinh.

5. Tai nạn đuối nước

Nếu ở trường có hồ bơi để dạy môn bơi thì cha mẹ cần chú ý tai nạn đuối nước có thể xảy ra với con mình. Nhất là khi các bé hiếu động thích chạy nhảy xung quanh hồ bơi, “thách” nhau nín thở dưới nước,… trong khi một lớp lại 30-40 em nhưng chỉ có 1-2 giáo viên phụ trách lớp.

Ngoài ra, một số trẻ em đi học ở nông thôn có thể bị đuối nước do chơi đùa ở ao hồ, sông suối, giếng nước, bể nước đang thi công… gần trường học mà không có hàng rào ngăn cách, hoặc học sinh đi học bằng ghe, thuyền không được đảm bảo an toàn.

6. Tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông không xảy ra trong khuôn viên trường nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý khi để con em tự chạy xe đi học. Tai nạn có thể xảy ra do các em không tuân thủ luật giao thông, đặc biệt là các em học sinh rất thích cảm giác mạnh như chạy xe dàn hàng, vừa đi vừa trò chuyện hoặc phóng nhanh, vượt ẩu rất nguy hiểm.

Ngoài ra, tai nạn giao thông diễn ra khi đi học còn có thể do trường gần đường lớn, có nhiều xe ô tô, xe tải qua lại mà học sinh thường xuyên phải băng qua đường. Hoặc các em có thể gặp tai nạn khi đi xe đưa rước của trường như vụ xe đưa rước cán tử vong nữ sinh lớp 3

II. Cách phòng tránh tai nạn học đường cho trẻ em

  • Giáo dục trẻ về hậu quả của các hành vi bạo lực, dặn dò trẻ đi học không đùa giỡn quá mức, không xô đẩy, leo trèo, hay chơi các trò chơi nguy hiểm.
  • Giáo dục trẻ thực hiện đúng luật lệ giao thông, chạy xe cẩn thận, không phóng nhanh, vượt đèn đỏ, dàn hàng, không tụ tập trước cổng trường và nhớ đội mũ bảo hiểm nếu đi xe điện. Nếu cha mẹ đưa đón thì không đứng dưới lòng đường hoặc qua đường thiếu quan sát.
  • Giáo dục trẻ về sự nguy hiểm khi tiếp xúc với điện, từ đó dạy trẻ biết cách sử dụng các thiết bị điện cơ bản ở lớp học và cách xử trí khi phát hiện có dây điện hở, đồ dùng bị rò rỉ điện…
  • Nếu trẻ tham gia học bơi, cha mẹ cần căn dặn trẻ một số lưu ý an toàn khi đi học bơi như: bơi ở chỗ có giáo viên quan sát, không tự ý bơi ở bên nước sâu, phải khởi động làm nóng người trước khi bơi, khi bị chuột rút hay đuổi nước phải la to để nhờ sự trợ giúp.
  • Đối với trẻ em nông thôn: cấm trẻ không được tự ý tắm sông suối, ao hồ trong hoặc gần trường mà không có người lớn giám sát. 
  • Dạy trẻ thói quen không ăn vặt, đặc biệt là bánh kẹo nhiều phẩm màu, các món lạ bán trước cổng trường, đồng thời cẩn thận nhìn kỹ khi ăn uống bất cứ thứ gì để tránh ăn nhầm các chất độc hại.
  • Nên cho con ăn sáng ở nhà hoặc chuẩn bị món ăn vặt nếu có điều kiện để trẻ hạn chế mua đồ ăn vặt ở ngoài.
  • Hướng dẫn trẻ kiến thức cơ bản cho trẻ em về cách xử trí, sơ cứu khi có vết thương, bị bỏng hay có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm. 

III. Bảo hiểm tai nạn trẻ em có quyền lợi gì?

Với những thông tin trên, cha mẹ đã biết rằng nếu người lớn có nguy cơ gặp tai nạn lao động thì trẻ em cũng rất dễ gặp tai nạn khi đến trường. Thông thường, khi không được hỗ trợ bảo hiểm tai nạn và chi phí y tế, chi phí khám và điều trị khi trẻ em có vấn đề về sức khỏe hay bị tai nạn có thể tốn kém hơn rất nhiều so với người lớn, vì cha mẹ nào cũng muốn dành điều kiện chăm sóc tốt nhất cho con mình.

Bảo hiểm tai nạn trẻ em, thuộc sản phẩm bảo hiểm tai nạn con người, có mặt để đồng hành cùng cha mẹ bảo vệ các em trước các tai nạn không may trong cuộc sống, trong đó có các tai nạn học đường là loại tai nạn mà các em thường gặp nhất. Khi đã có bảo hiểm tai nạn cho trẻ, các em sẽ được đảm bảo quyền lợi bảo hiểm tai nạn và chi phí y tế đáng kể.

Cụ thể, khi cha mẹ mua bảo hiểm tai nạn cá nhân cho trẻ em qua nền tảng Saladin, các em sẽ sớm được hỗ trợ các quyền lợi bảo hiểm tai nạn trẻ em theo quy định về bảo hiểm tai nạn như:

  • Bảo hiểm tai nạn trẻ em chi trả chi phí điều trị theo ngày, chi phí bồi dưỡng và các chi phí phát sinh khác trong quá trình học sinh điều trị, khắc phục tổn thương do tai nạn.
  • Bảo hiểm tai nạn cho trẻ em trợ cấp một khoản chi phí trong thời gian học sinh nằm viện điều trị thương tật do tai nạn.
  • Bảo hiểm tai nạn trẻ em bồi thường đối với những trường hợp học sinh không may tử vong, bị thương tật vĩnh viễn do tai nạn.

Tổng kết

Vì không biết tai nạn trường học có thể ập đến lúc nào, do đó việc trang bị sẵn bảo hiểm tai nạn cho trẻ em là cách để cha mẹ bảo vệ con toàn diện khi không thể trực tiếp ở bên để ngăn ngừa tai nạn xảy ra với con.

Truy cập website / ứng dụng Saladin – nền tảng bảo hiểm công nghệ đa giải pháp cho người Việt hoặc gọi ngay hotline 1900638454 để được tư vấn quy định về bảo hiểm tai nạn, tham khảo các gói bảo hiểm tai nạn trẻ em cũng như mua bảo hiểm tai nạn cá nhân cho cả gia đình từ các công ty bảo hiểm tai nạn cá nhân uy tín nhất.


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan